Cloud Security

Lợi ích khi dịch chuyển hệ thống lên Cloud

Cập nhật trạng thái trên Facebook, kiểm tra số dư ngân hàng hay chuyển khoản thông qua các apps cài đặt trên điện thoại. Ồ bạn đã lên “cloud” rồi đó!

Qua 2 ví dụ trên chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu tầm quan trọng và lợi ích của việc “dịch chuyển lên cloud” đem lại, tất nhiên – ở vai trò của khách hàng.

Đừng nghĩ chỉ những tập đoàn công nghệ hay công ty đa quốc gia mới có thể “lên mây”. Dù chỉ quản lý một doanh nghiệp vài chục người hay vài người thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng những ưu điểm “không phải bàn cãi” của việc “số hóa”. Vậy những điểm cộng này là gì, cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

  1. Tính linh hoạt

Chắc hẳn đây là lợi ích đầu tiên và rõ ràng nhất! Nếu doanh nghiệp của bạn đang trong quá trình mở rộng và quy mô luôn dao động,  khả năng “phóng to – thu nhỏ” 1 cách dễ dàng và nhanh chóng phạm vi sử dụng tài nguyên trên cloud chính là chiếc chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh cánh.

  1. Khả năng phục hồi dữ liệu sau sự cố

Đầu tư vào các biện pháp phòng tránh thất thoát và phục hồi dữ liệu là việc làm đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn không “dư giả” về vốn hay chuyên môn thì điều này không thực tế cho lắm. Đừng qua lo lắng, hiệu nay nhiều biện pháp phục hồi dữ liệu trên cloud đã được xây dựng và phát triển giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như nhân lực.

  1. Không bao giờ bỏ lỡ các bản cập nhật

Thời kỳ “ăn, ngủ” cùng server đã qua. Các nhà cung cấp dịch vụ – Cloud Provider sẽ chịu trách nhiệm phát hành các bản vá, bản cập nhật cần thiết và kịp thời để đảm bảo hệ thống của bạn 50 năm vẫn chạy tốt.

  1. Giảm thiểu vốn đầu tư

Chắc chắn rồi, không mất chi phí hạ tầng, phần cứng. Dùng đến đâu trả đến đấy chính là ưu điểm được nhiều SMB săn đón nhất.

  1. Đẩy mạnh hợp tác, làm việc nhóm

Khi mọi thành viên trong nhóm, công ty có thể tiếp cận, chỉnh sửa, chia sẻ tài liệu mọi lúc mọi nơi, họ sẽ có xu hướng làm việc đó nhiều hơn và làm tốt hơn theo thời gian. Các app chia sẻ file cũng như luồng làm việc dựa trên nền tảng đám mây cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên.

  1. Nơi làm việc là bất cứ đâu có mạng

Chính xác, chỉ cần 1 thiết bị kết nối Internet, bạn có thể tạo ra giá trị ở bất kỳ đâu. Hầu hết các Cloud Provider hiện nay đều cung cấp app trên di động, điều này có nghĩa bạn không bị giới hạn bởi loại thiết bị bạn có. “Văn phòng tại nhà” là thứ vô cùng quen thuộc trong đại dịch Covid, và sớm thôi nó sẽ trở thành xu hướng toàn cầu khi bỏ qua những giới hạn về không gian và địa lý

  1. Nội dung trực tuyến

Càng nhiều nhân viên và đối tác tham gia vào chỉnh sửa tài liệu, càng cần sự quản lý chặt chẽ bởi nếu không, thứ cuối cùng sếp nhận được là 1 đống hỗn độn cả về nội dung, hình thức, tiêu đề. Không còn các file tài liệu có tên final, final 1, final 2 nữa. Mọi tài liệu của bạn đều đươc lưu trữ tập chung và cho phép tất cả những ai “đáng tin cậy” xem và chỉnh sửa.

  1. Tăng lợi thế cạnh tranh

Nếu có 1 bước đi duy nhất giúp doanh nghiệp SMB của bạn tăng tính cạnh tranh? Đó chính là “lên could”. Vì lúc này, quy mô nhỏ gọn của các doanh nghiệp SMB chính là một lợi thế lớn. Bạn có thể phản hồi khách hàng nhanh hơn, gặp ít sự cố hơn.

  1. Các dịch vụ trên cloud giúp bạn tiết kiệm thời gian

Khi đăng ký trên 1 nền tảng chuyên biệt, việc dịch chuyển dữ liệu và chỉnh sửa khi cần thiết sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều với sự hỗ trợ của các phần mềm và đội ngũ chăm sóc khách hàng.

  1. Bảo mật tốt hơn trên cloud

Mất mát, hỏng hóc về phần cứng, thiết bị tuy tốn kém nhưng dễ dàng khắc phục hơn rất nhiều khi đem so với việc thất thoát dữ liệu nhạy cảm bên trong. Khi ở trên cloud, kể cả khi máy móc của bạn có vấn đề, bạn vẫn có thể truy cập và tiếp tục làm việc như “chưa hề có cuộc chia ly”. Một khảo sát từ Salesforce cho thấy 83% các nhà quản lý cho biết họ tin tưởng vào việc bảo mật trên cloud hơn bất kỳ thứ gì.

Theo: Salesforce.com

Như vậy có thể suy ra dịch chuyển lên cloud chỉ toàn lợi ích? Không hẳn, và một nhà quản lý thông thái, bạn cần cân nhắc cả những nguy cơ và rủi ro khi “số hóa”. Bài viết sau sẽ đưa ra một số vấn đề bạn cần cân nhắc khi “lên mây”. Cùng đón đọc nhé!