Posted on 08/06/2020 by CyRadar
Top 20 Thủ thuật Nâng cao Nhận thức An toàn, bảo mật (Phần 2)
- Duy trì sao lưu
Hãy thường xuyên và định kỳ sao lưu điện thoại cũng như máy tính của bạn vì sự cố không chừa một ai
- Không thực hiện các hoạt động trình duyệt nhạy cảm trên thiết bị của người khác
Các hoạt động nhạy cảm trên trình duyệt, đặt biệt là việc mua sắm trực tuyến và giao dịch ngân hàng chỉ nên được thực hiện trên thiết bị của bạn. Tuyệt đối không sử dụng các phương tiện truy cập Internet công cộng và cũng đừng tin tưởng chiếc điện thoại của bạn thân.
- Biết chắc những gì sắp xảy đến với máy tính của bạn
Việc cắm các thiết bị rời vào máy tính của bạn cần được chú ý vì chúng rất có thể được tặng kèm vài con virus hay vài mẫu mã độc thế hệ mới. Biết rõ nguồn gốc nơi bạn tải các dữ liệu về máy cũng rất quan trọng.
- Suy nghĩ kỹ trước khi tạo ra thứ mà bạn không muốn để mất
Bất kỳ thứ gì được tạo ra trên nền tảng công nghệ đều có thể bị phơi bày bởi những người giỏi công nghệ hơn tác giả của chúng. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi tạo ra sản phẩm nào đó, đặc biệt các sản phẩm mang tính tiêu cực, chúng sẽ bán đứng bạn.
- Kiểm soát những gì bạn đăng tải lên mạng xã hội
Có một câu nói: “Những gì xảy ra trên Internet, sẽ luôn tồn tại trên Internet.” Dù cho bạn đã xóa bài viết, hình ảnh, mọi thứ liên quan hay thậm chí vô hiệu hóa tài khoản nhưng đừng quên ai đó có thể đã nhanh tay chụp lại được hoặc cố gắng lấy lại những thông tin trên để chống lại bạn.
- Đừng để trở thành nạn nhân của tấn công phi kỹ thuật
Phishing (giả mạo tổ chức/cá nhân có uy tín để lừa đảo); Baiting (lợi dụng sự tín nhiệm tiến hành gửi/ mượn usb hoặc các thiết bị công nghệ có chứa mã độc khiến người dùng sử dụng thiết bị đó để đăng nhập vào hệ thống quan trọng); Vishing (lừa đảo mạo danh qua điện thoại); Piggypacking (kẻ tấn công đóng giả là nhân viên chính thức/ người thân/ thợ sửa chữa/ người có thẩm quyền, yêu cầu thông tin quan trọng hoặc các thông tin cần thiết để xâm nhập hệ thống, gắn các thiết bị theo dõi hoặc trực tiếp tấn công hệ thống/ chiếm đoạt tài sản); Nghe trộm; gắn camera ẩn; lục lọi thùng rác; Pop-up window (hacker tạo ra các cửa sổ Pop-up hiện lên máy tính lừa người dùng bấm vào link, đổi hướng trang web, yêu cầu người dùng nhập thông tin cá nhân hoặc tải phần mềm chứa mã độc)
- Định kỳ kiểm tra tài khoản
Sự thâm nhập thụ động vẫn tổn tại xung quanh chúng ta. Có thể ai đó vẫn thường xuyên truy cập các thiết bị của bạn mà bạn không hề hay biết. Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn đúng trong mọi trường hợp.
- Đề phòng các quảng cáo bắt mắt, chợp nhoáng
Hiện nay có rất nhiều các quảng cáo với giao diện và nội dung bắt mắt nhảy ra trước màn hình của bạn, đặc biệt chúng có thể chứa các thông tin bạn quan tâm vì hầu hết các ứng dụng sử dụng mạng đều bị các nhà cung ứng cài phần mềm nghe lén. Đừng chần chừ đóng ngay một trang web khi bị chuyển hướng và nghi ngờ đó là trang web độc hại.
- Tham gia các hội thảo nâng cao nhận thức an ninh mạng
Thế giới mạng phát triển và thay đổi nhanh chóng từng ngày vì vậy những kiến thức để tự bảo vệ mình trước các mưu đồ xấu xa cũng cần cập nhật liên tục. Bạn biết càng nhiều, bạn càng an toàn.
- Xác thực 2 yếu tố
Cuối cùng, hãy luôn cố gắng xác thực 2 yếu tố cho mọi tài khoản trực tuyến của bạn. Đây là tính năng được hỗ trợ bởi các ông lớn như Google, Facebook, Yahoo…